Thông báo khẩn (bổ xung, chỉnh sửa) ngày 9/11/2015 Nay sửa : 8. Về số lượng sinh viên tham gia
Sửa thành: 8. Về số lượng sinh viên tham gia
Mong các Trường, các Đội tuyển tham dự nọi dung PMNM thông cảm và chấp hành Quy chế. Theo đề nghị của HĐGK PMNM, BTC dự kiến thi OLP nội dung PMNM (FOSS) năm 2015 tiếp tục theo phong cách hackathon như năm 2014, song năm 2015 sẽ tăng thời lượng lên 8 tiếng thi liên tục (từ 8-16h không nghỉ). BTC sẽ bố trí nước uống và đồ ăn trưa cho các đội ngay tại phòng thi.
1. Thư viện nguồn mở chínhOslo.log: Thư viện nguồn mở trong dự án OpenStack [1], cung cấp các API giúp chuẩn hoá cấu hình, định dạng vào ra của log cho tất cả các dự án con trong OpenStack. (http://docs.openstack.org/developer/oslo.log/index.html ) Django: Dự án con trong OpenStack, là một ứng dụng web cung cấp giao diện hỗ trợ tương tác giữa người dùng và các tính năng của các dự án con trong OpenStack như Nova, Neutron, Glance ... Horizon được xây dựng từ framework Django [2] trên nền ngôn ngữ lập trình Python. (http://docs.openstack.org/developer/horizon/ )
Các đội tuyển sẽ đọc, nghiên cứu, phân tích, và tìm hiểu thư viện và dự án nguồn mở này để nắm được các chức năng chính, các giao tiếp, các thành phần (module) chính, cách sử dụng và cách mở rộng tính năng trong bộ thư viện và dự án.
Nội dung đề thi cho phần thi “Phần mềm nguồn mở” (PMNM) sẽ bao gồm: Thêm mới hoặc cải tiến tính năng cho một dự án PMNM có tên gọi OpenStack Horizon trong vòng 8 tiếng tại nơi thi (theo phong cách Hackathon [3]). Yêu cầu "thêm mới/cải tiến" sẽ được Ban Tổ Chức công bố trước khi thí sinh vào phòng thi. 2. Về HorizonHorizon (https://wiki.openstack.org/wiki/Horizon) là dự án con trong OpenStack, là một ứng dụng web cung cấp giao diện hỗ trợ tương tác giữa người dùng và các tính năng của các dự án con trong OpenStack như Nova, Neutron, Glance ... Horizon được xây dựng từ framework Django trên nền ngôn ngữ lập trình Python. 3. PythonPython (https://www.python.org/, cùng HTML, JavaScript và CSS) là ngôn ngữ lập trình được chọn sử dụng trong nội dung thi “Mã nguồn mở” năm nay xoay quanh chủ đề phát triển các ứng dụng nguồn mở trên nền điện toán đám mây. 4. GitGit (http://git-scm.com/) là công cụ quản lý mã nguồn được sử dụng rất nhiều tại các dự án mã nguồn mở trên thế giới. Sinh viên cần thiết phải tìm hiểu Git và sử dụng git để nộp kết quả bài thi thông qua git diff (http://www.git-scm.com/docs/git-diff).
5. Thư viện phụ thuộcpypcap (https://pypi.python.org/pypi/pypcap) là thư viện cần sử dụng để bắt các gói tin Ethernet. Sinh viên được khuyến nghị tìm hiểu thư viện này cho ứng dụng/bài toán nâng cao.
Pandas (http://pandas.pydata.org/) là thư viên để mô hình hóa và hiển thị dữ liệu sau quá trình phân tích log. 6. Những điểm mới và thay đổi trong cuộc thi OLP FOSS 2015So với các cuộc thi Olympic Nguồn mở những năm 2013 trở về trước và tiếp tục thành công của OLP FOSS 2014, cuộc thi OLP FOSS 2015 có những điểm thay đổi như sau:
7. Về hướng ra đề thiBài thi sẽ tập trung vào việc xây dựng thêm giao diện hỗ trợ mới nhằm tối ưu hóa hoặc/và cải thiện việc thẩm tra log của các services trong OpenStack. Đề bài sẽ được công bố ngay trước khi thi. 8. Về số lượng sinh viên tham gia
9. Về môi trường phát triểnA. Laptop: Khuyến khích cấu hình laptop như bên dưới hoặc tương đương.
B. Môi trường:
10. Tiêu chí đánh giáMột số tiêu chí đánh giá kết quả cuộc thi là: Mức độ tối ưu, cải thiện công năng/sửa lỗi (mã nguồn), độ hoàn thiện cũng như tính sáng tạo của giải pháp thẩm tra/phân tích log (mã nguồn), mức độ mô phỏng dữ liệu.
11. Gợi ýĐể thực hiện tốt bài thi, thí sinh cần làm quen với các services trong OpenStack (Nova, Neutron… đặc biệt là Horizon), devstack. 12. Thời gian làm bàiThời gian cho cuộc thi trong ngày là 08 (tám) tiếng, từ 08h00 sáng tới 16h00 ngày 26 tháng 11 năm 2015. 13. Giải thưởngTheo qui chế của OLP Tin học [4], giải chính thức gồm giải nhất, giải nhì và giải ba. Hội đồng giám khảo sẽ căn cứ vào chất lượng các bài thi để đề nghị số lượng giải thưởng. 14. Thông tin tham khảo[1] Oslo: OpenStack Common Library project https://wiki.openstack.org/wiki/Oslo [2] Django: MTV Python framework https://www.djangoproject.com/ [3] Hackathon: http://en.wikipedia.org/wiki/Hackathon Hackathon là gì http://vnreview.vn/tin-tuc-xa-hoi-so/-/view_content/content/1245492/hackathon-la-gi
[4] Chương trình tổng thể: http://www.olp.vn/olympic/noi-quy Thư viện PMNM download ở Tệp đính kèm. |
Tin tức > Mùa hè sáng tạo >