(VAIP 5/2) Tối 5/2, 13 đội xuất sắc nhất từ 103 đội tuyển tham dự đã được vinh danh tại Lễ trao giải Chung kết ACM/ICPC toàn cầu tại Harbin, Trung Quốc, Đội Đại học Giao thông Thượng Hải giành ngôi Vô địch, kế tiếp Đại học Tổng hợp Moscow thứ nhì cùng giải được 7 bài, trong 3 giải nhất có tên Đại học Tổng hợp Đài Loan. Chung kết ACM/ICPC toàn cầu đã có 22,000 sinh viên đại diện cho 1,931 trường đại học (84 quốc gia) thi đấu tại 240 vòng loại quốc gia và Châu lục. 103 đội tuyển vượt qua vòng loại vào chung kết là các Nhà Vô địch từ 6 châu lục hội tụ tại trận Chung kết tài năng lập trình sinh viên lớn nhất thế giới tại thành phố băng tuyết Cáp Nhĩ Tân Trung quốc. Đại diện Việt Nam tại Chung kết ACM/ICPC toàn cầu là đội Đội Pasion Đại học Khoa học tự nhiên ĐHQG Tp HCM và còn có đội NUSSOC 2 (Singapore) với toàn sinh viên Việt Nam. 9h50 sáng 5/2, Đội Passion Việt Nam cùng 102 đội tuyển đã chính thức vào cuộc thi đấu Chung kết ACM/ICPC toàn cầu tại thư viện Đại học Cap Nhĩ Tân. Tranh chấp ngôi Vô địch trong Chung kết là các đội đến từ Nga, Mỹ và Trung Quốc với các tên nổi tiếng như: St. Peterburg, Moscow, Warsaw, MIT, Stanford, CMU, Cornell, Thanh Hoa, Thượng Hải. Các đội Đông Nam Á sẽ tranh chấp các vị trí 40-50 cùng nhóm Châu Á, Nam Mỹ. Chung kết ACM/ICPC toàn cầu thi trong 5 tiếng với 11 bài toán, cuộc thi đã được đài truyền hình Cáp Nhĩ Tân truyền trực tiếp và on line kết quả trên http://cm.baylor.edu/scoreboard/index.html 4 tiếng đầu. Trong tiếng cuối cùng (không online kết quả trên mạng) trừ 4 đội đứng đầu vẫn giữ nguyên vị trí là sự bứt phá của các đội Nga đẩy các đội Mỹ xuống dưới, đáng kể là các đội Nga và tiếp đó là sự vươn lên của Đại học Thanh Hoa và Tổng hợp Warsaw. Đại học Tổng hợp Mascow ở tiếng cuối chỉ thêm điểm một bài nhưng vẫn thua Giao thông Thượng Hải về điểm thời gian đành ở vị trí thứ 2. Trong 13 đội đoạt giải (1 Vô địch, 3 Vàng, 5 Bạc, 4 Đồng) từ các quốc gia Liên xô cũ có 6 giải, Trung Quốc 4, Ba lan, Đài Loan và Thuỵ Điển đều có 1 giải. Năm 2010 Bắc Mỹ lần đầu tiên không trong tốp đoạt giải, tiếng thứ 4 các đội Bắc Mỹ còn trong top 12 nhưng bị bỏ rơi ở tiếng cuối cùng. Các tên tuổi lớn từ Mỹ như đại học CMU, Cornel, MIT, Stanford có hạng từ 16-25. Với 11 bài toán chuyên sâu về kiến thức thuật toán được đánh giá là khó, chỉ có 2 đội giải được 7/11 bài. 11 bài toán đều có ít nhất 1 đội giải được và không có đội nào giải được 2 bài nhanh nhất, tuy nhiên vẫn có tới 9 đội không giải được bài nào. Đội NUSSOC 2 (Singapore) vẫn chỉ có 3 điểm từ tiếng thứ 3 đến phút cuối cùng, Đội Pasion Đại học KHTN Tp HCM tiếng cuối cùng thêm được 1 bài. Để có hạng trong danh sách từ 4 bài trở lên vẫn là thách thức với các đội tuyển Việt Nam (hạng 36). Đội Passion và NUSSOC 2 đều được nhận Bằng khen của Giám đốc ACM/ICPC toàn cầu. Tại lễ trao giải BTC đã công bố Chung kết toàn cầu ACM/ICPC năm 2011 sẽ tổ chức tại Cairo Ai Cập. Hà Nội sẽ là 1 trong 15 điểm vòng loại ACM/ICPC Châu Á năm 2010 dự kiến tổ chức từ tháng10 đến tháng 12/2010. Vòng loại Châu Á theo điều lệ mới sẽ chia làm 3 vùng Trung Quốc, Đông Á và Tây Á, các đội từ vùng này thi ở vùng khác sẽ không được tính điểm tranh chấp suất tham dự Chung kết ACM/ICPC toàn cầu. Đông Nam Á có 3 điểm vòng loại là Hà Nội, Kuala Lumpur và Jakarta. Đề thi và kết quả xem tại: http://cm.baylor.edu/welcome.icpc Dưới đây là bảng
xếp hạng ACM/ICPC 2010:
Đoàn Việt Nam với 11 đội tuyển đã thi đấu vòng loại ACM/ICPC Châu Á tại Phuket Thai Lan cùng 21 đội quốc tế và 28 đội Thái lan ngoài ra từ Singapore có 3 đội tuyển thành viên là các sinh viên Việt Nam, đó là đội NUSSOC 1, NUSSOC 2 từ Đại học Quốc gia Singapore, NTU Turtles từ Đại học Công nghệ Nayang, cùng các đội Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Indonesia và Thái Lan . Đối thủ nặng ký là các đội Trung quốc như Giao thông Thượng Hải, Đại học Zhongshan, Đại học Zheijiang, Đại học Quốc gia Đài Loan là các trường đã chắc chắn sẽ ghi danh trong Chung kết ACM/ICPC toàn cầu. Điểm vòng loại ACM/ICPC tại Phuket Thái Lan với đại diện đến từ các đội mạnh Châu Á là điểm vòng loại “nặng ký nhất” như hình ảnh cuộc thi vô địch Châu Á. Ban tổ chức đã vinh danh 25 đội tuyển xuất sắc nhất tại Lễ Tổng kết và trao giải. Ngôi vô địch thuộc về Đại học Giao thông Thượng Hải, tiếp đó là đội NUSSOC 2 từ ĐH Quốc gia Singapore, thứ 3 là Passon ĐH KHTN ĐHQG Tp HCM, tiếp đó là các đội đến từ Trung quốc như như Giao thông Thượng Hải (đội thứ 2), Đại học Zhongshan, Đại học Zheijiang. Trong Top 10 - đội Alpha Bách Khoa Hà Nội có vị trí thứ 8. Đại học FPT có cả 3 đội trong danh sách 25 đội được vinh danh, cùng trong danh sách này còn có ACT Đại học Công nghệ ĐHQG Hà Nội, Knight Đại học Ngoại thương Hà Nội. Cả 3 đội gồm các sinh viên Việt từ Singapore cũng nằm trong danh sách top 25. Chỉ có 2 đội chủ nhà Thái Lan có thứ hạng 23 và 24 trong top 25. Như vậy 10 đội với sinh viên Việt Nam đã chiến giữ các vị trí trong top 25 và chỉ nhường ngôi vô địch cho ĐH Giao thông Thượng Hải. Với kết quả này, đội Passion và NUSSOC 2 đã chắc chắn có mặt trong Chung kết toàn cầu ACM/ICPC. Hiện 1 đội đến từ Nayang Technology University cũng toàn sinh viên Việt cũng đã dành vị trí thứ 4 tại vòng loại Đài Loan, các đội Trung Quốc như Giao thông Thượng Hải, Đại học Zhongshan, Đại học Zheijiang đều đã chắc xuất vào Chung kết, tuy ở vị trí thứ 8 ở Phuket nhưng cơ hội cho Alpha Đại học Bách khoa Hà Nội vào Chung kết toàn cầu còn rất rộng mở. Chung kết ACM/ICPC toàn cầu tại Cáp Nhĩ Tân từ 1-6/2/2010 sẽ có ít nhất 3 đội toàn sinh viên Việt Nam, hiện Passion ĐH KHTN ĐHQG Tp HCM đang kết quả tốt nhất: thứ nhì site Manila Philippin và thứ 3 site Phuket Thái Lan. Từ Harbin, Ban Tổ chức OLP’09 và ACM/ICPC Việt Nam |
Tin tức > Tin tức Olympic / ICPC >