Sáng nay 30/12 GS. Hwang C. Jinshong, Chủ tịch Kỳ thi ACM/ICPC Châu Á đã công bố bảng điểm kết quả các vòng loại ACM/ICPC Châu Á để xét tuyển các Đội tuyển vào dự Chung kết Kỳ thi ACM/ICPC toàn cầu năm 2012 sẽ được tổ chức từ 13-18/5/2012 tại Warrsaw, Ba Lan. Quy chế và các Quy định ngặt nghèo của ACM/ICPC toàn cầu và Châu Á đã được công bố công khai trên mạng, năm 2012 Châu Á chia làm 3 vùng gồm: Trung Hoa lục địa, Tây Á, Đông Nam Châu Á với 16 điểm vòng loại (site) Châu Á trong đó : Trung quốc có 5 sites, Tây Á có 5 sites điểm, Đông Á và Đài Loan 3 điểm, ASEAN 3 điểm (Phuket, Kuala Lumpur và Manila). Để thi vòng loại các quốc gia còn tổ chức hàng trăm kỳ thi của mình như ACM/ICPC Cần Thơ (Việt Nam), Kỳ thi Quốc gia Thai Lan ...., Mỗi site của Trung quốc, theo luật ACM/ICPC mỗi site có hàng trăm đội dự thi và phải thi chéo như Bắc Kinh, Thượng Hải thi ở các site tỉnh khác để tránh hiện tượng “sân và gà nhà”. Cách tính điểm căn cứ thứ hạng cao tại từng siate và theo số lượng đội dự thi, đội quốc tế đến dự thi và sẽ phân 35 điểm cho 16 vòng loại từ 0,9 cho đến trên 5.0 điểm một vòng loại. Mỗi site theo điểm được phân sẽ chia cho các đội đứng đầu từ 1.0 đến 0.3 điểm để tính tổng chọn vào Chung kết toàn cầu trên nguyên tắc : ưu tiên thứ nhất cho các đội trong vùng quy định, ưu tiên cho đội chủ nhà, .. (Trung quốc không tính ở site ASEAN, còn Philippin kiến trọn 1.0 điểm ở sân nhà). ASEAN được cho điểm như sau: Phuket Thailan 1.2 điểm, Kuala Lumpur 0.9 điểm, Manila 1.6 điểm: đây là khu vực tính điểm cho các đội từ ASEAN và Hongkong. Các trường Đại học Việt Nam đã cử 9 đội tuyển thi đấu vòng loại ASEAN tại Phuket và Kuala Lumpur nhưng kết quả không cao, đều ngoài Top 5 vì vậy không có đội tuyển nào từ Việt Nam được tính điểm và như vậy Việt Nam sẽ lần đầu kể từ khi tham gia ACM/ICPC (2005) vắng tên trên trong Chung kết ACM/ICPC toàn cầu tổ chức từ 13-18/5/2012 tại Warrsaw, Ba Lan. Châu Á được tính điểm như sau: các site của Trung Quốc có phổ điểm cao 4.0-5.0, Ấn Độ - Tây Á: 3.0-2.0, Nhật - Hàn trên 2.0, còn các site khác cao nhất đến 2.0. Trung Quốc: nổi bật vẫn là các Đại học danh tiếng lớn ổn định như: ĐHTH Thanh Hoa , ĐH Giao thông vận tải Thượng Hải ; ĐH Zheijang và ĐHZhongshan cùng các ĐH quốc gia Tokyo, Đại học Quốc gia Seoul, ĐH Quốc gia Đài Loan. ASIAN: Philippin (giống Indonesia) cứ đăng cai vòng loại là có team vào Chung kết toàn cầu, còn ra ngoài thì bỏ cuộc. Đại diện từ Asian có ĐH KH&CN Hồng Kông với team Optimus Primer và vớt một đội cho ĐH Trung Quốc - Hồng Kông, Singapore có ĐH NTU Starr Light (2 sinh viên Việt Nam) vớt thêm cho ĐH NUS. Điều đáng tiếc Singapore và Hồng Kông đều có điểm tại vòng loại Phuket, Vietnam có tới 9 đội tuyển tham gia site Phuket nhưng vào giờ cuối để ĐH NUS vượt qua và chiếm vé dự Chung kết toàn cầu - đây là kinh nghiệm xương máu cho các đội tuyển Việt Nam về chuẩn bị, chiến thuật và tâm lý thi đấu. GS GS Hwang Chủ tịch ACM/ICPC Châu Á công bố vớt thêm đội Malaixia (chủ nhà Kuala Lumpur) vì đăng cai 2011 đã trên 10 năm không có lần nào vào Chung kết toàn cầu và là site luôn có số đội nước ngoài đến thi đông hơn trong nước. Như vậy từ 2005 kể từ khi BK-Eagle của ĐH Bách Khoa TpHCM vào Chung kết tại Hoa Kỳ, Việt Nam luôn có mặt trong Chung kết toàn cầu, đến nay lần đầu các trường Đại học Việt Nam vắng mặt, thật buồn và tiếc khi các đối thủ dành chỗ của ta là Singapore và Hồng Kông (chỉ nhỉnh hơn một chút - 1 hạng và hơn đúng 1 bài và họ đã có mặt tại Chung kết toàn cầu chỉ với 0.3 điểm. Tuy buồn nhưng cũng phải thông báo và chia xẻ để kết lại ACM/ICPC trong những ngày cuối 2011 và với cái nhìn hướng về tương lai. (xem kết quả chấm - chia điểm vào Chung kết toàn cầu ACM/ICPC của Châu Á phía dưới) Năm 2012 - Vietnam sẽ đăng cai Kỳ thi ACM/ICPC Châu Á tại Hà Nội - Đại học Công nghiệp Hà Nội (dự kiến cuối tháng 11, đầu 12/2012). Ban Khoa - Giáo Hội Tin học Việt Nam sẽ đề xuất (theo yêu cầu của ACM/ICPC Châu Á) ra mắt Hội đồng ACM/ICPC Việt Nam (Vietnam Contest Steering Committee and Contest Advisory Council) để tổ chức ACM/ICPC Hà Nội 2012 với mong muốn gia tăng vị thế của Việt Nam trong đấu trường ACM/ICPC toàn cầu. Nguyễn Long, Giám đốc ACM/ICPC Việt Nam
|
Tin tức > Tin tức Olympic / ICPC >