ICPC Asia - Việt Nam

Được sự bảo trợ của Hiệp hội máy tính (ACM), kỳ thi lập trình quốc tế ACM/ICPC (International Collegiate Programming Contest) được tổ chức lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1970, đến nay đã thu hút được hàng chục ngàn sinh viên xuất sắc nhất của các khoa trong lĩnh vực máy tính từ hệ thống Đại học toàn cầu. Cuộc thi có mục đích nhằm phát triển sự sáng tạo, làm việc nhóm và sự đổi mới trong cách xây dựng các chương trình phần mềm mới và cho phép sinh viên kiểm tra năng lực thực hiện của họ dưới một áp lực thời gian rất cao. Đây là kì thi lập trình lâu đời nhất, lớn nhất và có uy tín nhất trên thế giới.

Các trường đại học trên toàn thế giới có thể đăng ký trực tiếp dự thi trong khu vực của châu lục mình trên mạng tại địa chỉ : http://cm2prod.baylor.edu/login.jsf, mỗi trường đại học đăng ký nhiều đội dự thi, mỗi đội gồm 3 sinh viên và 1 huấn luyện viên. Các đội sẽ phải giải từ 8-15 bài, giải đúng qua hệ thống chấm tự động trực tuyến (test online) được 1 điểm, nộp chấm lại bị phạt thời gian thêm 20 phút, nếu các đội có cùng điểm sẽ được xếp thứ bậc căn cứ vào thời gian nộp bài giải được. Căn cứ vào thành tích tại các điểm thi châu lục (mỗi châu lục được lựa chọn đến 20 điểm vòng loại căn cứ theo số lượng đội trường đăng ký), các đội đứng đầu từng vòng loại Châu lục sẽ được chọn vào vòng Chung kết (World Finals), mỗi năm được tổ chức tại một nước. Mỗi trường đại học chỉ có thể có một đội đại diện duy nhất vào vòng chung kết. Vòng chung kết sẽ là trận đọ sức giữa 100 đội tuyển đến từ 100 trường đại học khác nhau đại diện cho các Châu lục tham gia (Châu Á thường được chọn 30-25 đội vào Chung kết).

Từ năm 2018 kỳ thi đổi tên thành ICPC (International Collegiate Programming Contest), Châu Á chia 3 khu vực độc lập là Asia East, Asia West và Việt Nam ở trong khu vực thứ 3 - Asia Pacific.

Chung kết ICPC toàn cầu trao các giải: Vô địch ICPC, 3 giải nhất, 4 giải Nhì, 4 giải Ba, ngoài ra còn giải Vô địch các Châu lục (vùng) và xếp hạng top 100 trường đội tuyển theo thứ tự điểm đạt được.

Kỳ thi lập trình quốc tế ICPC năm 2020 đã có 58,963 sinh viên tham gia từ 3,406 trường đại học từ 104 quốc gia thi đấu tại 643 vòng loại quốc gia và Châu lục lựa chọn hơn 140 đội tuyển từ vòng loại dự ICPC World Finals tổ chức tháng 10/2011 tại Moscow, LB Nga. Kể từ khi tham gia ACM/ICPC vào 2006 đến nay các sinh viên Việt nam có vị trí vững chắc tại World Final ICPC với thứ hạng cao nhất 13-14 trong bảng xếp hạng Chung kết ICPC toàn cầu.

Thông tin chi tiết về kỳ thi, kết quả các vòng chung kết trên : https://icpc.global

Dấu ấn Việt Nam và các gương mặt ICPC Việt Nam

Năm 2005, 3 đội đứng đầu Tập thể “lều chõng” OLP’05 tham dự vòng loại kỳ thi lập trình thế giới ACM/ICPC khu vực, Đội BK-Eagle (ĐHBK Tp HCM) đã cùng 83 đội từ 6 Châu lục vượt qua vòng loại lần đầu tiên đưa Việt Nam tham dự Chung kết toàn cầu ACM/ICPC 2006 tại San Antonio, Hoa kỳ. Năm 2006, lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức thành công kỳ thi ACM/ICPC châu Á, điểm thi thứ 12 tại Đại học Công nghệ Hà Nội vào 11/2006. Các năm 2007, 2008 Việt Nam đăng cai tổ chức kỳ thi CM/ICPC châu Á tại Đại học Đà Nẵng, Đại học KHTN ĐHQG Tp Hồ Chí Minh ... Việt Nam liên tục từ năm 2005 luôn có từ một đến 2 đội tuyển lọt vào Chung kết ACM/ICPC toàn cầu.

Năm 2006 lần đầu tiên Việt Nam có mặt tại Chung kết toàn cầu ACM/ICPC tại San Antonio Hoa kỳ: Đội BK- Eagle Đại học Bách khoa Tp HCM với 3 sinh viên: Nguyễn Tường Quân, Nguyễn Đan Thanh và Phạm Hữu Ngôn, Phạm Hữu Ngôn còn đoạt giải Nhất Nhân Tài đất Việt 2008, Giải 3 Nhân Tài Đất Việt 2005.

Năm 2007: Đội tuyển Chicken - Đại học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội vinh dự có mặt trong Chung kết ACM/ICPC toàn cầu tại Tokyo Nhật Bản với thứ hạng 44/88. Đội Chicken gồm các sinh viên: Trần Thị Thùy Trang, Phan Đa Phúc và Lê Huy Bình.

Năm 2008: Đội tuyển DragonCoders - Đại học Công nghệ Hà Nội (gồm Nguyễn Hoàng Vũ, Nguyễn Đình Tư, Nguyễn Thanh Hào) có mặt trong Chung kết ACM/ICPC toàn cầu tại Baff Canada.


Năm 2008: Đội tuyển BUGS (gồm: Nguyễn Chí Thiện, Đặng Vĩnh Bảo, và Hồng Anh Khoa) Đại học KHTN - Đại học QG Tp HCM có mặt trong Chung kết ACM/ICPC toàn cầu tại Baff Canada.

Năm 2009: Đội tuyển TheLastChance - Đại học Công nghệ ĐHQG Hà Nội có mặt trong Chung kết ACM/ICPC toàn cầu tại Stockhom Thuỵ Điển gồm: Nguyễn Đình Tư, Lê Đôn Khuê và Tạ Việt Cường

Năm 2010: Đội Passion - Đại học KHTN ĐHQG Tp HCM có mặt trong Chung kết ACM/ICPC toàn cầu tại Cáp Nhĩ Tân Trung Quốc gồm: Phạm Tuấn Vũ, Trịnh Trần Đăng Khoa, Lê Đỗ Hoài Nam.

Năm 2011: Đội tuyển Equanimity - Đại học KHTN ĐHQG Tp HCM có mặt trong Chung kết ACM/ICPC toàn cầu tại Orlando Hoa Kỳ gồm: Phạm Tuấn Vũ, Trịnh Trần Đăng Khoa, Phan Duy Hùng.

Năm 2012: Đội tuyển CTU.Optimits - Đại học Cần Thơ có mặt trong Chung kết ACM/ICPC toàn cầu tại St. Petersburg Nga gồm các sinh viên: Lâm Phan Việt, Lương Văn Đô, Trần Thanh Tú.

Năm 2013: lần thứ 2 Việt Nam có 2 đội tuyển lọt vào Chung kết ACM/ICPC toàn cầu đó là: Runes of Champion - ĐH FPT với các sinh viên Lăng Trung Hiếu, Hồ Vĩnh Thịnh và Nguyễn Thành Trung.

Năm 2013: Đội HCMUNS - Accepters - Đại học KHTN Đại học Quốc gia Tp HCM gồm: Lê Yên Thanh, Tô Hữu Quân, Phan Văn Thuyên tại Chung kết toàn cầu ACM/ICPC 2014 - Ekaterinburrg Nga

Nhiều gương mặt từ Chung kết toàn cầu ACM/ICPC Việt Nam được nhận Giải thưởng Quả cầu vàng - giải thưởng danh giá của Trung ương Đoàn và Bộ khoa học công nghệ tặng cho tài năng CNTT tiêu biểu hàng năm. Với chứng nhận giải thưởng ACM/ICPC nhiều sinh viên xuất sắc đã nhận được học bổng toàn phần du học bậc Tiến sĩ ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Chứng nhận ACM/ICPC là chứng chỉ quan trọng để các sinh viên tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp CNTT-TT.

Thành công từ ACM/ICPC Việt Nam, nhiều gương mặt nổi trội trong StartUp Việt Nam và Thế giới như: Lâm Xuân Nhật với IMO tại SiliconValey, Phạm Hữu Ngôn với vị trí CEO Ahamove, tỷ phú đô la Nguyễn Thành Trung với Axie Infinity, Lê Yên Thanh với Phenikaa, Lợi Lưu với Kyber Netwwork ....

Vào Chung kết ACM/ICPC toàn cầu là vinh dự cho tuổi trẻ tài năng CNTT-TT khi có mặt thi đấu giành thứ hạng đẳng cấp quốc tế trong top các trường đại học đào tạo CNTT-TT có uy tín nhất toàn cầu. Việt Nam đã và đang phấn đấu để giữ vứng vị trí hàng năm có các đội tuyển lọt vào Chung kết toàn cầu ACM/ICPC.